Đây là báo cáo bổ sung của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương đối với xu thế thời tiết Thủy văn mùa Đông xuân năm 2014-2015

 

 Chương trình 100 thành phố có khả năng chống chịu (100RC) và thành phố Đà Nẵng đang bắt tay vào quá trình xây dựng chiến lược chống chịu. Vậy chiến lược xây dựng khả năng chống chịu là gì? Tại sao cần phải xây dựng chiến lược và lợi ích của nó là gì? Bài viết này nhằm chia sẻ những kiến thức cơ bản về vấn đề này đến các đọc giả.

 

Theo ông Trương Đức Trí - Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thuỷ văn và biến đổi khí hậu tại Hội thảo Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam lần thứ V tổ chức tại thành phố Đà Nẵng vào tháng 7 năm 2014, Hệ quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam là gia tăng mức độ cạn kiệt tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước và suy thoái môi trường; làm tăng khả năng bị tổn thương, là nguy cơ làm chậm quả trình phát triển kinh tế - xã hội hoặc làm mất đi nhiều thành quả đạt được

 

Miền Trung Việt Nam là khu vực có điều kiện tự nhiên phức tạp, chịu nhiều ảnh hưởng của các loại hình thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại…đã và đang tác động và gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tính mạng, tài sản, sản xuất, sức khỏe, đời sống…của cộng đồng người dân miền Trung. Từ đời này sang đời khác, người dân ở đây đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu và đúc kết nó thành những tri thức bản địa trong việc phòng tránh và giảm thiểu tác động của một số loại hình thiên tai.

 

 Biến đổi khí hậu được xác định là đã hiện diện trên toàn thế giới. Điều này được minh chứng bằng những con số phát hải khí nhà kính và tình hình thiên tai trong những năm gần dây. Biến đổi khí hậu đã, đang và dự báo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đa dạng sinh học.

 

Dự án Xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở đô thị thông qua giáo dục lồng ghép là dự án thuộc chương trình Mạng lưới các thành phố Châu Á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (ACCCRN) do Quỹ Rockefeller tài trợ thông qua Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hôi (ISET) từ năm 2011 đến năm 2015.

 

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, còn gọi là Mục tiêu Thiên niên kỷ là 8 mục tiêu được 189 quốc gia thành viên Liên hợp quốc nhất trí phấn đấu đạt được vào năm 2015. Những mục tiêu này (gọi tắt là MDGs từ tiếng Anh: Millennium Development Goals) được ghi trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8/9/2000 tại trụ sở Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Bản tuyên bố đã đề ra việc cùng chia sẻ cam kết đối với các quyền con người và sự công bằng xã hội với các mục tiêu có thời hạn cụ thể. Những mục tiêu này còn gọi là Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) bao gồm việc giảm đói nghèo, cùng cực, giảm tử vong trẻ em, giúp tất cả trẻ em trên thế giới được học hành, hạn chế các bệnh truyền nhiễm và thúc đẩy sự hợp tác quốc tế mới để đạt được kết quả.

 

 Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng là một trong các tiêu chí Quỹ Rockefeller đưa ra khi hỗ trợ thành phố thực hiện chương trình Mạng lưới các thành phố Châu Á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (ACCCRN). Dự án Nhà chống bão thành phố Đà Nẵng đã minh chứng cho điều chủ động Phòng ngừa với thiên tai và biến đổi khí hậu sẽ đem lại hiệu quả thiết thực về người và tài sản cho người dân.

 

 Đây là Tài liệu hướng dẫn cho người dân cách thức xây dựng nhà có khả năng chống bão. Tài liệu này được xây dựng dựa trên thực tế thực hiện dự án "Nhà ở chống bão vì một thành phố Đà Nẵng có khả năng chống chịu" do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng thực hiện từ tài trợ của Quỹ Rockefeller thông qua Viện chuyển đổi Môi trường và Xã hội ISET (Mỹ)

 
 
 
 
 
 
 
              
 
 
 
 
 
 
Thư viện ảnh

Cần cài đặt Flash Player để xem

» All   

 
 
 
 
 
 

 

/tabid/64/default.aspx
/102_101/default.aspx
 
 
 
 
 
 
LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

Bình Định
Cần Thơ
Đà Nẵng
 
 
 
 
 
 
 
 
Trang chủ            Liên hệ             RSS            Đăng nhập