Biến đổi khí hậu khu vực dãy Trường Sơn
26/07/2014 10:25:46

 Biến đổi khí hậu được xác định là đã hiện diện trên toàn thế giới. Điều này được minh chứng bằng những con số phát hải khí nhà kính và tình hình thiên tai trong những năm gần dây. Biến đổi khí hậu đã, đang và dự báo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đa dạng sinh học.

 
Đa dạng sinh học dãy Trường Sơn
 
1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở các tỉnh thuộc dãy Trường Sơn
 
Trên cơ sở phân tích số liệu nhiệt độ quan trắc từ 30-33 năm (1979-2008), một số nhận định về biến đổi khí hậu dãy Trường Sơn như sau:
Tại các tỉnh Bắc dãy Trường Sơn, nhiệt độ trung bình năm phổ biến cao hơn từ 0.3-0.6oC, thấp hơn so với mức tăng ở khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên phổ biến cao hơn từ 0.5-0.8oC, riêng Kon Tum cao hơn 1.0oC. 
Nhiệt độ trung bình các tháng mùa Đông cao hơn so với mùa hè. Trong 3 tháng chính Đông (tháng 12 đến tháng 2), tại các Tỉnh thuộc Băc dãy Trường Sơn, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0.4-07oC, trong khi các tháng chính Hè (tháng 6 đến tháng 8), nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0.2-0.3oC, một số trạm mang trị số âm. Ở Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, chuẩn sai nhiệt độ trung bình các tháng mùa Đông cao hơn hẳn so với các thời kỳ khác, tiêu biểu là tháng 1, phổ biến cao hơn từ 0.8-1.5oC, cá biệt có trạm cao hơn 1.7oC (Kon Tum). Trong 3 tháng chính Đông, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0.8-1.4oC, riêng PLeiku, cao hơn 1.8oC; Trong các tháng mùa hè, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn 0.40 – 0.7oC. Trong các tháng chuyển tiếp (tháng 4-tháng 10), mức tăng của nhiệt độ thấp hơn và không đều giữa các trạm.
Như vậy, so với thập niên 1979-1988, nhiệt độ không khí trung bình thập niên 1999-2008 cao hơn rõ rệt, nhất là vào các tháng mùa đông và trên độ cao từ 100 mét đến 800 mét đối với khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Mức độ phân hóa nhiệt độ theo chiều cao Bắc Trường Sơn không được thể hiện rõ như ở Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, song ở mức độ tương đối, có thể thấy ở độ cao trên 40m, nhiệt độ tăng rõ hơn và ổn định hơn so với các trạm ở độ cao thấp hơn.
 
2. Kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực dãy Trường Sơn

Theo kịch bản phát thải trung bình, vào cuối thế kỷ 21 nhiều độ trung bình nước ta có mức tăng từ 1.9 – 3.1oC. Riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị sẽ tăng ở mức 3.1oC.
Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, hầu hết diện tích khu vực Bắc Trung Bộ có lượng mưa mùa đông tăng với mức phổ biển dưới 2%, riêng tỉnh Hà Tĩnh có mức tăng trong khoảng 2-4%. Trong khi đó, lượng mưa giảm từ 2-12% từ Đà Nẵng trở vào, trong đó một phần diện tích thuộc khu vực Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ có mức giảm nhiều nhất, từ 8-12%.

3. Tác động của biến đổi khí hậu lên sự phát triển bền vững của Trường Sơn
 
Diễn biến của nhiệt độ và lượng mưa ở khu vực Trường Sơn phân hóa theo độ cao và theo hướng Bắc – Nam rất rõ rệt, vẽ ra hai mặt tác động của hiện tượng này: mặt tác hại chủ yếu, tạo ra những thách thức chưa thể lượng hết được về tài nguyên, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, nhưng mặt khác, cũng tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển, mà nếu nắm bắt và ứng xử hợp lý, có thể mang lại những tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Theo đánh giá, biến đổi khí hậu sẽ làm tăng các loại thiên tai ở khu vực vùng núi Trung Bộ và Tây Nguyên, cụ thể:
Trong mùa mưa bão, tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới, song bão và áp thấp nhiệt đới khi đổ bộ vào các khu vực vùng duyên hải, vùng núi Trung Bộ và Tây Nguyên vẫn chịu tác động rất lớn. Các đợt mưa lớn gây lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá làm thiệt hại về tính mạng tài sản…
Trong mùa khô, nắng nóng dị thường kéo dài, mưa ít, dòng chảy kiệt, độ ẩm thấp gây hạn hán nghiêm trọng, làm cho tiến trình hoang mạc hóa khu vực này mở rộng hơn (Trung Bộ và Tây nguyên được xếp là 2 trong bốn khu vực có nguy cơ cao bị hoang mạc hóa ở Việt Nam). Nguy cơ cháy rừng rất cao.

4. Một số giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội dãy Trường Sơn
 
Thích ứng với biến đổi khí hậu ở các tỉnh thuộc dãy Trường Sơn, một mặt nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học do nhiệt độ và hạn hán gia tăng, hạn chế và giảm  nhẹ khả năng tồn hải đối với các hệ thống tự nhiên (tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước…), xã hội (nơi cư trú và sức khỏe con người, các hệ thống cơ sở hạ tầng) do các thiên tai hiện hữu và các hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra, mặc khác khai tác tốt các mặt thuận lợi để phát triển bền vững.
 
Các giải pháp chủ yếu được đề xuất là:
 
(1) Chi tiết hóa các kịch bản biến đổi khí hậu cho các địa phương thuộc dãy Trường Sơn: Trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu, cần tiến hành đánh giá cụ thể tác động của biến đổi khí hậu và dự báo khả năng xảy ra các sự cố thiên tai cho các vùng khác nhau, làm cơ sở cho việc xác định những nhiệm vụ tiếp theo của kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
(2) Nâng cao nhận thức và năng lực về biến đổi khí hậu
 
(3) Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực kinh tế tại các vùng
 
(4) Xây dựng hệ thống thể chế, chính sách
 
(5) Xác định các trung tâm – động lực vùng
 
(6) Phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng, nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng đầu nguồn, các giống cây trồng quý hiếm, hệ sinh thái động vật rừng hoang dã và hệ sinh thái rừng.
 
(7) Phòng chốn cháy rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng
 
(8) Phát triển bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên
 
(9) Quy hoạch và quản lý, xây dựng, nhất là các khu vực chịu ảnh hưởng của BĐKH
 
(10) Phát triển và hoàn thiện tốt hệ thống thủy lợi, thủy điện
 
(11) Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong canh tác và chăn nuôi
 
(12) Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực
 
                                                                                                                                     Mai Hương
 

 

 
 
 
 
 
 
 
              
 
 
 
 
 
 
Thư viện ảnh

Cần cài đặt Flash Player để xem

» All   

 
 
 
 
 
 

 

/tabid/64/default.aspx
/102_101/default.aspx
 
 
 
 
 
 
LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

Bình Định
Cần Thơ
Đà Nẵng
 
 
 
 
 
 
 
 
Trang chủ            Liên hệ             RSS            Đăng nhập