Miền Trung Việt Nam là khu vực có điều kiện tự nhiên phức tạp, chịu nhiều ảnh hưởng của các loại hình thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại…đã và đang tác động và gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tính mạng, tài sản, sản xuất, sức khỏe, đời sống…của cộng đồng người dân miền Trung. Từ đời này sang đời khác, người dân ở đây đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu và đúc kết nó thành những tri thức bản địa trong việc phòng tránh và giảm thiểu tác động của một số loại hình thiên tai.
1.Kinh nghiệm dân gian trong việc dự đoán trước một số loại hình thiên tai:
TT
Tri thức bản địa được đúc kết qua các câu thành ngữ, cao dao
Dự đoán loại thiên tai sắp xảy ra
Ghi chú
1
Ráng mỡ gà, ai có nhà thì chống
Bão
Ráng: tức là đám mây phản chiếu ánh mặt trời về buổi sáng hay buổi chiều
2
Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì gió, ráng đỏ thì mưa
Hạn hán, gió bão, lũ lụt
3
Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa
Bão, lũ lụt
4
Gió heo may chẳng mưa dầm cũng bão giật
Lũ lụt,
5
Đông Nam có chớp chéo nhau
Thấp sát mặt biển hôm sau bão về.
6
Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão
7
Kiến đắp thành đàn thì bão
Kiến ẵm con chạy ráo thì mưa
Bão,
Lũ lụt
8
Nào ai chài lưới ra khơi
Thấy mây đỏ ngọn thì bơi thuyền vào
9
Mống đằng Đông, Vồng phía Tây, chẳng mưa vây cũng bão giật
Mống: tức là cầu vồng
10
Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút
Hạn hán,
lũ lụt
11
Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa
Nắng hạn, mưa lũ
12
Mặt trăng ra đỏ, trời sắp có mưa
Mưa lũ
13
Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa
14
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
15
Cua bò lên cao thế nào cũng lụt
16
Cỏ gà mọc hoang, cả làng có nước
17
Rễ si ra trắng, chả nắng được đâu
18
Chớp Đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
19
Quạ tắm thì ráo, Sáo tắm thì mưa
20
Tháng bảy kiến đàn đại hàn hồng thủy
21
Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước
22
Én bay thấp mưa ngập bờ ao
Én bay cao mưa rào lại tạnh
23
Ông tha mà Bà chẳng tha
Mỗi năm có lụt hai mươi ba tháng mười.
24
Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn
25
Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
Hạn hán, lũ lụt
26
Sáng mưa mòi, trưa nắng lòi con mắt
Nắng hạn
Mưa mòi: tức là mưa thoáng qua rồi tạnh hẳn
27
Tháng tám nắng nám trái bưởi
Hạn hán
28
Dông đằng Đông vừa trông vừa chạy
Dông đằng Nam vừa làm vừa chơi
29
Rét tháng tư, nắng dư tháng tám
Rét, hạn hán
30
Sấm đến tháng chín, rét đến tháng tư
Rét
Ngoài ra, để chủ động phòng tránh những tác động bất lợi, cộng đồng người dân miền Trung còn có một số kinh nghiệm trong việc nhận biết trước một số loại thiên tai trên địa bàn thông qua những sự vật, hiện tượng rất gần gũi, cụ thể như:
- Khi con ong Vò Vẽ làm tổ ở sát dưới mặt đất thì sẽ có bão to.
- Khi thấy lá cây Cỏ Ống có ngấn (móp) ở đầu lá, thì có bão sẽ xảy ra.
- Lúc nào thấy đàn cò di chuyển từ biển vào đất liền thì chắc chắn sắp có bão đến.
- Quan sát vị trí mọc của cây măng tre, nếu măng mọc chen vào giữa bụi tre thì trong năm sẽ có bão lớn.
- Quan sát thấy cây hoa lan dại nở hoa thì sắp có mưa lớn.
- Quan sát thấy cây lau lách trổ hoa thì năm đó không còn bão nữa.
- Khi lũ lụt xảy ra, nhìn về phía Tây mà thấy được dãy núi Trường Sơn là sẽ hết mưa.
- Khi đang xảy ra lũ lụt mà gió chuyển hướng Tây Bắc, có sấm ở biển thì nước sẽ rút nhanh.
- Trong bụng cá Bống mủ đen, nếu có chứa nhiều vỏ ốc thì trời sắp có lụt lớn.
- Quan sát từ dưới lên đối với xương chân sau của con ếch đồng, nếu thấy có chấm đen nằm ở vị trí cao thì năm đó sẽ có lụt lớn.
- Vào mùa mưa lũ kiến bò thành từng đàn và di chuyển trứng, thức ăn lên cao thì sẽ sắp có mưa lụt lớn.
- Ốc đá bám vào với nhau thành những tảng lớn thì sắp có lụt lớn.
- Quan sát cây cỏ chỉ, nếu thấy nó bạc ở đầu thì năm đó sẽ có lụt lớn.
3. Kinh nghiệm của người dân trong việc phòng chống một số loại thiên tai:
3.1. Đối với bão và áp thấp nhiệt đới:
Trong sản xuất:
• Thu hoạch dứt điểm mùa màng trước khi mùa bão đến.
• Vun gốc, chặt tỉa bớt cành và dùng trụ tiêu để chống đỡ đối với những cây ăn quả, cây lâu năm.
• Gia cố, chằng chống chuồng trại và chuẩn bị thức ăn tại chuồng cho vật nuôi, đồng thời không chăn thả vật nuôi ra đồng
Trong đời sống:
• Chuẩn bị đầy đủ các loại nhu yếu phẩm cần thiết tối thiểu trong 3 đến 5 ngày
• Chặt cây, tỉa cành gần nhà để tránh cây, cành có thể đỗ ngã khi có gió mạnh
• Chằng, chống trong và ngoài nhà trước khi bão vào.
• Xây dựng kiên cố (đổ bê tông, cốt thép) ít nhất một hạng mục để làm nơi tránh trú bão hoặc ở một số địa phương vùng cát, họ thường đào hầm để trú ẩn bão.
3.2. Đối với lũ lụt:
Trong hoạt động sản xuất:
• Thu hoạch xong đến đâu thì xuống giống đến đó (làm theo hình thức cuốn chiếu), đồng thời chọn những giống ngắn ngày để gieo trồng
• Chuồng, trại của vật nuôi được xây dựng nơi cao ráo và nền chuồng thường xây cao hơn mức lũ lịch sử của địa phương
• Luôn chuẩn bị sẵn các đồ dùng, vật dụng chăn nhốt vật nuôi để đưa lên cao hoặc di chuyên đi nơi khác nhằm tránh ngập úng, trôi mất khi lũ lụt
•Dự trữ sẵn thức ăn khô trong chuồng để cho vật nuôi ăn khi lũ lụt và hạn chế chăn thả vật nuôi ra đồng.
• Xây dựng các mô hình sản xuất thích ứng với lũ lụt và mang lại hiệu quả kinh tế cao: trồng rau trên giàn; nuôi thủy sản vượt lũ; mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trái vụ…
• Những vùng thường xuyên bị ngập lụt, nước vào nhà, thì khi xây dựng nhà ở làm nền nhà cao hơn mức lụt lịch sử, thiết kế nhà có gác lửng, gian chống lụt, hay làm chạn bằng tre hoặc ván gỗ…
• Chuẩn bị các vật dụng, thuốc men và nhu yếu phẩm cần thiết.
• Trồng chuối để đến đầu mùa mưa lũ, lấy thân cây chuối kết làm bè (trong trường hợp không có ghe, xuồng) để di chuyển trong quá trình nước lụt dâng.
Dùng thân chuối để di chuyển trong mùa lũ.
3.3. Đối với hạn hán:
• Tưới nước cho cây trồng vào thời điểm sáng sớm, chiều tối để giảm sự bốc hơi nước bề mặt
• Luôn làm cỏ, xới xáo đất để tạo độ xốp cho tầng canh tác
• Tưới nước và ủ gốc để giữ ẩm cho cây trồng
• Tăng lượng phân hữu cơ, phân lân, đặc biệt là phân kali để tạo độ xốp, tăng khả năng giữ nước cho đất, tăng tính chống chịu hạn cho cây trồng, giảm bón lượng đạm đến mức tối thiểu
• Trồng xen canh một số loại cây trồng với mật độ hợp lý để tận dụng nguồn nước tưới và kích thích sự sinh trưởng lẫn nhau
• Trồng vành đai lâm nghiệp để tạo vùng tiểu khí hậu, hạn chế nắng và gió, giảm thiểu sự bốc hơi nước.
• Dùng nước tưới lên mái chuồng để giảm bớt nhiệt độ trong chuồng
• Các ao nuôi thủy sản luôn đảm bảo mật nước trong ao cao (trên 1,5m)
Trong đời sống hàng ngày:
• Luôn dự trữ nước uống, nước sinh hoạt khi có hạn hán xảy ra
• Nhà cửa luôn gọn gàng, sạch sẽ và thông thoáng
• Tăng cường ăn nhiều rau xanh, bổ sung thêm chất dinh dưỡng, vitamin C trong các bữa ăn hàng ngày.
3.4. Đối với rét:
• Bón bổ sung thêm phân kali, phân lân, giảm bón đạm để cây khỏe mạnh tăng cường khả năng chống rét.
• Những ngày có sương muối giá buốt, tiến hành tưới nước trên mặt lá làm tan sương để tránh hiện tượng cháy lá khi có ánh nắng.
• Không gieo trồng những cây hoa màu như ngô, đậu, lạc… trong những ngày giá rét
• Che phủ nilông trên các luống để giữ nhiệt cho cây trồng.
• Che chắn chuồng trại đảm bảo kín gió.
• Dự trữ, chế biến các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc vào mùa đông.
• Hạn chế chăn thả trâu, bò ra đồng, lên rừng vào những đợt rét, mà nhốt tại chuồng và cho ăn thức ăn dự trữ sẵn.
• Cho trâu, bò ăn thêm cám và bột trộn vào thức ăn khô, đồng thời cho uống thêm nước muối pha loãng để chống rét.
• Dùng trấu, mùn cưa, lá cây, rơm rạ để làm nguyên liệu đốt sưởi ấm cho gia súc.
• Dùng trấu, mùn cưa, lá cây, rơm rạ, tỏi, lá sả, bạch đàn, dầu khuynh diệp, hành tăm, bồ kết để làm nguyên liệu đốt sưởi ấm và tránh ruồi muỗi cho gia súc.
• Trong ao hồ, thả bèo 2/3 ao về phía Bắc để chắn gió, ở các góc ao để những sọt rơm, rạ cho các loài thủy sản trú đông, và độ sâu nước ao luôn đảm bảo 1,4 - 1,5m.
• Khi trời rét đậm, dùng tre làm giàn trên mặt ao, hồ và che phủ kín bằng bạt nilông để tăng khả năng giữ nhiệt độ.
Cần cài đặt Flash Player để xem
» All
-Hướng dẫn chèn nhà chống bão
-Climate Change Animation -Climate change, energy & action
-The World's First CRO SUMMIT 100RC