6 mục tiêu về môi trường và xã hội trong mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG)
26/11/2013 15:29:50

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, còn gọi là Mục tiêu Thiên niên kỷ là 8 mục tiêu được 189 quốc gia thành viên Liên hợp quốc nhất trí phấn đấu đạt được vào năm 2015. Những mục tiêu này (gọi tắt là MDGs từ tiếng Anh: Millennium Development Goals) được ghi trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8/9/2000 tại trụ sở Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Bản tuyên bố đã đề ra việc cùng chia sẻ cam kết đối với các quyền con người và sự công bằng xã hội với các mục tiêu có thời hạn cụ thể. Những mục tiêu này còn gọi là Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) bao gồm việc giảm đói nghèo, cùng cực, giảm tử vong trẻ em, giúp tất cả trẻ em trên thế giới được học hành, hạn chế các bệnh truyền nhiễm và thúc đẩy sự hợp tác quốc tế mới để đạt được kết quả.

Trong mục tiêu phát triển thiên niên kỷ có 06 mục tiêu về môi trường và xã hội cụ thể như sau:

Mục tiêu 1: Cải thiện cuộc sống và sinh kế
Chấm dứt nghèo đói và nâng cao phúc lợi xã hội thông qua tiếp cận giáo dục, việc làm, thông tin, chăm sóc y tế và nhà ở tốt hơn, bao gồm các mục tiêu môi trường, làm sạch không khí theo sự hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Mục tiêu 2: An ninh lương thực bền vững.
Mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của MDG cần được mở rộng hướng tới giảm sử dụng nitơ và phốt-pho trong nông nghiệp; phốt-pho trong dòng chảy đại dương không được vượt quá 10 triệu tấn/năm và phốt-pho dòng chảy từ các sông, hồ phải giảm một nửa vào năm 2030.

Mục tiêu 3: An ninh tài nguyên bền vững.
Mọi người tiếp cận được với nước sạch và vệ sinh cơ bản, sẽ góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ sức khỏe trong MDG. Cần hạn chế lượng nước chảy trên toàn cầu ít hơn 4.000km3/năm và giới hạn lưu lượng dòng chảy từ lưu vực sông trung bình hàng năm không quá 50-80%.

Mục tiêu 4: Sử dụng nguồn năng lượng sạch.
Tăng cường tiếp cận năng lượng sạch để làm giảm ô nhiễm môi trường tác động đến sức khỏe và hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Điều này góp phần vào sự cam kết của LHQ về sử dụng năng lượng bền vững cho tất cả mọi người và các mục tiêu thực hiện của MDG về giáo dục, bình đẳng giới tính và sức khỏe cộng đồng.

Mục tiêu 5: Bảo vệ hệ sinh thái.
Duy trì đa dạng sinh học và bảo vệ hệ sinh thái thông qua việc quản lý, đo lường, bảo tồn và lưu giữ tốt hơn. Sự tuyệt chủng không được vượt quá 10 lần mức nền tảng tự nhiên. Ít nhất có 70% các loài trong bất kỳ hệ sinh thái nào vào 70% diện tích rừng nguyên sinh cần được giữ lại.

Mục tiêu 6: Quản lý bền vững.
Tăng cường quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội ở tất cả các cấp để giải quyết các mục tiêu phát triển bền vững khác. Điều này sẽ tăng cường mối quan hệ đối tác trong MDG và kết hợp các mục tiêu về môi trường và xã hội vào đầu tư, thương mại và tài chính toàn cầu. Việc trợ cấp sử dụng nhiên liệu hóa thạch và các chính sách hỗ trợ không bền vững trong sản xuất nông nghiệp và hoạt động thủy sản cần phải loại trừ vào năm 2020.

Nguồn: UNFCCC
 

 
 
 
 
 
 
 
              
 
 
 
 
 
 
Thư viện ảnh

Cần cài đặt Flash Player để xem

» All   

 
 
 
 
 
 

 

/tabid/64/default.aspx
/102_101/default.aspx
 
 
 
 
 
 
LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

Bình Định
Cần Thơ
Đà Nẵng
 
 
 
 
 
 
 
 
Trang chủ            Liên hệ             RSS            Đăng nhập