Liên kết trong quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
26/10/2016 19:41:55

Trong khuôn khổ Dự án “Đánh giá toàn diện nhằm hướng đến khả năng chống chịu biến đổi khí hậu đối với nguồn tài nguyên nước thành phố Đà Nẵng” được Quỹ Rockefeller tài trợ, Ngày 25/10/2016, tại tỉnh Quảng Nam, Văn phòng biến đổi khí hậu đã tổ chức Hội thảo tham vấn lần 1 các sản phẩm trong hoạt động liên kết, hợp tác giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu. Hội thảo với sự chủ trì của Ông Trần Thanh Hà, Phó Giám đốc, Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam và Bà Huỳnh Thị Liễu Hoa, Phó Giám đốc, Sở TN&MT Thành phố Đà Nẵng và hơn 50 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành đại diện của 2 địa phương, các đơn vị khai thác thủy điện thượng nguồn sông Vu Gia-Thu Bồn và các chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi. 

Đây là nhiệm vụ được triển khai thực hiện theo Kết luận số 26-KL/TUQN-TUDN ngày 27/4/2016 của Thành ủy Đà Nẵng và Tỉnh ủy Quảng Nam về nội dung hợp tác, hỗ trợ giữa tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến và Quyết định số 4593/QĐ-UBND ngày 11-7-2016 về triển khai “Kế hoạch hợp tác liên kết, hỗ trợ giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam” . Theo đó, giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam và Văn phòng Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2016-2020 xây dựng và triển khai thực hiện các sản phẩm: (1) Xây dựng Quy chế phối hợp về bảo vệ môi trường lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn; (2) Kế hoạch phối hợp giám sát các thủy điện trên thượng nguồn Vu Gia trong việc chấp hành quy trình vận hành liên hồ chứa theo Quyết định số 1537/QĐ-TTg ngày 07/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ; (3) Kế hoạch phối hợp kiểm soát ô nhiễm môi trường trên lưu vực Sông Vu Gia - Thu Bồn.

 

 

Ông Trần Thành Hà, Phó Giám đốc Sở TN&MT Quảng Nam 

 

Phát biểu tại Hội thảo, Ông Trần Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở TN&MT Quảng Nam cho biết: Các sản phẩm tham vấn lần này được các phòng chuyên môn của Sở TN&MT Đà Nẵng chủ trì soạn thảo và đã nhiều lần tham vấn ý kiến từ Quảng Nam để hiệu chỉnh hoàn thiện và đề nghị các đại biểu tham dự tập trung nghiên cứu góp ý nhiệt tình, cụ thể từng vấn đề về nội dung, cách thức phối hợp để làm sao hạn chế thấp nhất tình trạng xung đột về lợi ích trong quản lý nguồn tài nguyên nước, đảm bảo hài hòa việc phát triển kinh tế xã hội của hai địa phương.

 

Theo ông Trương Tuyến, giám đốc Đài khí tượng thủy văn Quảng Nam, nguồn tài nguyên nước của Quảng Nam và Đà Nẵng nhiều nhưng lại thiếu, gây ra nhiều vấn đề hệ lụy, quá trình khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước này như thế nào là phụ thuộc vào sự chỉ đạo điều hành và vận hành trong công tác quản lý của hai địa phương. Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn khoảng 22 tỷ m3 khối nước năm, tuy nhiên có sự phân bố không đều giữa các thời gian trong năm , 4 tháng mùa mưa chiếm khoảng 70-80%, chỉ còn khoảng 20-30% cho các tháng mùa khô. Bên cạnh đó, còn có các đơn vị khai thác dịch vụ thủy điện phía thượng nguồn sông Vu Gia và biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng gây ra những hạn chế không nhỏ cho việc đảm bảo an ninh nguồn nước cho khu vực. Chính vì thế kế hoạch phối hợp cần xem xét đến các yếu tổ để đảm bảo làm sao hài hòa lợi ích giữa 2 địa phương, tránh sự xung đột, bất cập giữa chính sách. Nên xem xét lại không gian phối hợp, vì lưu vực sông Thu Bồn 80% nằm trong vùng đất của Quảng Nam, về thời gian đến 2020 hay là dài hơi hơn nữa để có những giải pháp hiệu quả, dài hơi hơn. Hầu như diện tích lưu vực sông Vu Gia là ở Quảng Nam các hệ thống quan trắc trên lưu vực sông này có 5 trạm thì 4 trạm ở địa phận Quảng Nam còn 1 trạm ở Đà Nẵng tại khu vực Cẩm Lệ. Các ngành, đơn vị liên quan khác trong hoạt động có liên quan đến nguồn tài nguyên nước cần nghiên cứu, tham gia để đảm bảo về lợi ích tài nguyên nước vì hiện nay nguồn nước ngày càng quý giá và khan hiếm.


Phát biểu tại Hội thảo đại diện Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam, thống nhất sự cần thiết phải có quy chế phối hợp vì hiện nay nguồn tài nguyên nước vô cùng quan trọng, cấp bạch, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nước điển hình là hàng loạt các sự cố môi trường vừa qua đều liên quan đến nguồn tài nguyên nước. Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước, lãnh đạo 2 địa phương đã có nhiều hành động quyết liệt cụ thể đang thực hiện khai thông sông Cổ Cò nối liền hai cửa biển là cửa Hàn và Cửa Đại để tạo giao thông thủy thuận lợi giữa hai địa phương trong giao thương, phát triển du lịch, kinh tế xã hội. Nhóm soạn thảo cần xem xét hiệu chỉnh các nội dung: hoạt động các dự án nào càn tham vấn ý kiến 2 địa phương; cần định lượng thời gian, nhiệm vụ để triển khai thực hiện có hiệu quả và đánh giá hàng năm để rút ra được bài học kinh nghiệm. 

 

Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử thành phố Đà Nẵng chia sẻ tại Hội thảo: An ninh nguồn nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay đang rất cấp bách, lưu vực sông Mê Kông đã thành lập một Ủy Ban đứng đầu là Thủ tướng của các Quốc gia, các tổ chức về tài nguyên nước của các quốc gia trên thế giới quan tâm. Nguồn nước sông Cửu Long, sông Hồng bây giờ đã khô hạn, phải trơ đáy. Môi trường nước của hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng thì ô nhiễm bởi chất độc Dioxin của chiến tranh. Vì thế, để đảm bảo nguồn nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn không chỉ liên quan đến Quảng Nam hay Đà Nẵng mà cả hai địa phương phải chung tay và thực hiện điều này chúng ta có một số thuận lợi: (1) Mang tính chất quốc tế nên sẽ được sự ủng hộ tài trợ, hỗ trợ về kinh nghiệm, kỹ thuạt, phương tiện của các tổ chức; (2) Người dân đều là người Quảng, không có sự phân biệt Quảng Nam và Đà Nẵng, khi tách tỉnh đã thống nhất “chia tỉnh chứ không chia tình”. Tuy nhiên, cũng gặp phải nhiều khó khăn cần giải quyết: (1) Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước và bảo vệ an ninh quốc gia; (2) Mâu thuẫn về địa hình. Việc phối hợp là rất cần thiết, 2 Sở phối hợp dự thảo các sản phẩm và tổ chức hội thảo lần này là rất quan trọng là cơ hội để các Sở ban ngành, đoàn thể giữa 2 địa phương trao đổi, chia sẻ thông tin về công tác quản lý tài nguyên và môi trường theo lĩnh vực, ngành được phân công. Chúng ta đang phối hợp với nhau chỉ là giải pháp tình thế trong khi chờ thành lập ủy ban lưu vực sông, còn giải pháp cơ bản lâu dài vẫn là ủy ban lưu vực sông vì vậy 2 địa phương phải tích cực tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng sớm phê duyệt quyết định thành lập Ủy ban này.

 

 

Ngoài ra còn một số ý kiến của các đại biểu khác để công tác phối hợp giữa hai địa phương đạt hiệu quả như: Để đảm bảo nguồn tài nguyên nước thì cần các giải pháp phí công trình hoặc công trình để bảo vệ lòng sông, để dòng chảy được ổn định; Muốn phối hợp hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên nước trong Quy chế bổ sung nội dung hai địa phương đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc chủ động, cần đối các nguồn để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước cho lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn; Quy chế phối hợp cần phải định lượng rõ ràng cụ thể để giám sát việc thực hiện; Mỗi nhiệm vụ giao cho 1 đơn vị chủ trì thực hiện. 

 

Phát biểu tại Hội thảo bà Huỳnh Thị Liễu Hoa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam và Văn phòng biến đổi khí hậu đã phối hợp triển khai hoạt động và tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức hội thảo tham vấn. Bà cũng trao đổi thống nhất một số nội dung: (1) Tên chính thức của Quy chế phối hợp là “Quy chế phối hợp quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn”; (2) Việc thực hiện Quy chế phối hợp sẽ tác động nhất định đến kinh tế xã hội của hai địa phương vì vậy mong muốn việc triển khai sẽ nhận được sự đồng thuận thống nhất của hai hai bên; (3) về kế hoạch phối hợp kiểm soát ô nhiễm Sở sẽ tham mưu UBND thành phố về nội dung phối hợp và bố trí kinh phí, trang thiết bị để công tác phối hợp với tỉnh Quảng Nam được hiệu quả; (4) Thay mặt nhóm soạn thảo, ghi nhận những ý kiến góp ý của quý đại biểu, chuyên gia đến từ hai địa phương, nhóm sẽ tiếp thu và hoàn thiện trong thời gian sớm nhất và đề xuất thời gian tổ chức tham vấn lần 2 khoảng từ ngày 15-20/11/2016 sau đó sẽ hoàn thiện để trình lãnh đạo 2 địa phương ký kêt thực hiện.


Kết luận Hội thảo ông Trần Thành Hà, nhấn mạnh sự cần thiết phải có quy chế phối hợp giữa hai địa phương về quản lý tài nguyên nước và môi trường lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, các quy định của pháp luật cũng tương đối đầy đủ, nếu chúng ta thực hiện đúng đầy đủ thì tốt tuy nhiên thực tế vẫn còn có những bất cập, chưa hiệu quả. Thực hiện kết luận 26 riêng thành phố Đà Nẵng rất tích cực, chủ động đã có hẳn quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố trong đó giao nhiệm vụ, hoạt động cụ thể cho từng đơn vị, sở ngành thực hiện và thời gian hoàn thành, sau hội thảo lần này Sở sẽ có báo cáo chi tiết hoạt động, các ý kiến đến Lãnh đạo tỉnh để xin ý kiến triển khai các nhiệm vụ trong Kết luận 26. Đặc biệt trong quản lý tài nguyên nước từ kinh nghiệm của các nước phát triển và xu hướng của thế giới đang tích cực thực hiện là quản lý tổng hợp, giữa các địa phương phải có trách nhiệm với nhau để trách các xung đột lợi ích ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên lưu vực. Hai địa phương cần chia sẽ thông tin kịp thời để cùng hiểu nhau, những vấn đề nào vượt thẩm quyền của hai địa phương thì cần thống nhất hai bên để kiến nghị đến cấp Trung ương để đạt hiệu quả.  


                                     Quang Việt

 
 
 
 
 
 
 
              
 
 
 
 
 
 
Thư viện ảnh

Cần cài đặt Flash Player để xem

» All   

 
 
 
 
 
 

 

/tabid/64/default.aspx
/102_101/default.aspx
 
 
 
 
 
 
LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

Bình Định
Cần Thơ
Đà Nẵng
 
 
 
 
 
 
 
 
Trang chủ            Liên hệ             RSS            Đăng nhập