Cần gắn quản lý lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Đà Nẵng – Quảng Nam
27/11/2016 10:37:25

Ngày 24 tháng 11 năm 2016, tại thành phố Hội An – Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) thông qua Sáng kiến Rừng ngập mặn cho Tương lai (MFF) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam và UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Đối thoại bàn tròn cấp cao về Quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Đà Nẵng – Quảng Nam: Một cách tiếp cận “Từ đầu nguồn xuống biển”.  

Đối thoại bàn tròn cấp cao ngày 24 tháng 11 năm 2016 tại Hội An được tổ chức nhằm (1) Tăng cường phối hợp giữa các bên liên quan (liên ngành), đặc biệt là cơ chế phối hợp liên vùng, liên tỉnh giữa tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng để áp dụng thử nghiệm phương thức quản lý tổng hợp lưu vực sông và vùng bờ biển, (2) Chia sẻ thông tin, các bài học kinh nghiệm giữa các nhà khoa học, quản lý trong và ngoài nước liên quan và (3) Thảo luận dự thảo Thỏa thuận phối hợp giữa tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Đây là một trong nhiều hoạt động của IUCN thông qua MFF triển khai từ năm 2013 đến nay, đã và đang phối hợp với chính quyền địa phương và các đối tác tổ chức các chuỗi sự kiện nhằm thúc đẩy việc áp dụng Quản lý tổng hợp lưu vực sông và vùng bờ biển. Những hoạt động như hội thảo khởi động, xây dựng nghiên cứu đánh giá và khuyến nghị Chính sách, hội thảo tham vấn lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Khuyến nghị chính sách. 
 
 
Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc tại Đối thoại, ông Lê Trí Thanh nhấn mạnh tầm quan trọng phải quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Với diện tích lưu vực trên 10.000 km2, lượng nước chiếm 2% tổng lưu lượng nước quốc gia, vì vậy, việc quản lý lưu vực sông này đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của 2 địa phương. Về phía ông Remy Genevey, Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) một lần nữa nêu lên tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên nước, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Khi Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu, và Đà Nẵng là một trong các địa phương đang bị tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Việc bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái đi kèm không chỉ có ý nghĩa về mặt thích ứng mà còn là cơ sở để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, giảm ảnh hưởng của vấn đề nóng lên toàn cầu.

Hội thảo được chia là 2 phiên, tập trung vào chia sẻ về nhu cầu và cách tiếp cận quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Đà Nẵng – Quảng Nam và xây dựng cơ chế phát triển bền vững lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam – Đà Nẵng thông qua trao đổi đối với Thỏa thuận phối hợp giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam về Quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Đà Nẵng – Quảng Nam.

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn là một trong số lưu vực sông lớn ở nước ta có ảnh hưởng trực tiếp xuống bờ biển Đà Nẵng - Quảng Nam. Các hoạt động phát triển kinh tế mạnh mẽ cùng với cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước hiện nay chưa hoàn toàn phù hợp với lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Đà Nẵng – Quảng Nam. Đây chính là nhân tố làm suy giảm chức năng và sự sống của lưu vực và là yếu tố trở ngại cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam trong tương lai.

Chia sẻ tại Hội thảo, một số các chuyên gia cũng chia sẻ về 4 nguyên tắc thuộc tư duy hệ thống mà thành phố Hải Phòng cùng với tỉnh Quảng Ninh đang áp dụng để quản lý lưu vực sông giữa 2 tình nhằm đảm bảo sự phát triển của vùng như là ví dụ điển hình cho 2 tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Không chỉ riêng ở Việt Nam, vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực sông và vùng bờ cũng là vấn đề đáng quan tâm và quyết định tới sự phát triển bền vững của Thụy Điển khi Thụy Điển là quốc gia có nguồn tài nguyên nước dồi dào, nhưng cung đang đối mặt với những vấn đề suy giảm chất lượng và trữ lượng nước như ô nhiễm môi trường, xây dựng nhà máy thủy điện ở phía Bắc... 

Tại Hội An - Quảng Nam, vấn đề xói lở bờ biển đang đặt ra nhiều vấn đề quan ngại khi nó ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động và phát triển kinh tế xã hội. Nguyên nhân là do đâu? Biện pháp tổng hợp nào để bảo vệ Hội An khỏi vấn đề xói lở? Có thể nói nguyên nhân là từ xây dựng các thủy điện trên thượng nguồn, vi vậy, các biện pháp đưa ra gồm biện pháp mềm (quy trình xả cát và vận hành hồ chứa, quy định khai thác trên sông)... và biện pháp cứng (xây dựng kè đập...)

Thỏa thuận này là bước tiến quan trọng tăng cường phối hợp và chia sẻ thông tin giữa tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng và các bên liên quan để quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ biển Quảng Nam – Đà Nẵng, tiến tới hài hòa giữa phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái và nguồn tài nguyên tái tạo trên lưu vực sông và vùng bờ biển.
 

                                                                                                                               Mai Hương 

 
 
 
 
 
 
 
              
 
 
 
 
 
 
Thư viện ảnh

Cần cài đặt Flash Player để xem

» All   

 
 
 
 
 
 

 

/tabid/64/default.aspx
/102_101/default.aspx
 
 
 
 
 
 
LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

Bình Định
Cần Thơ
Đà Nẵng
 
 
 
 
 
 
 
 
Trang chủ            Liên hệ             RSS            Đăng nhập