Chiến lược chống chịu – Cơ hội phát triển bền vững cho thành phố Đà Nẵng
21/04/2016 09:43:58

Trong khuôn khổ “Chương trình 100 thành phố có khả năng chống chịu” do Quỹ Rockefeller khởi xướng, sáng ngày 20/4, Văn phòng Biến đổi khí hậu tổ chức Họp tham vấn các thách thức trọng tâm và giải pháp đối với các lĩnh vực trọng tâm nghiên cứu. Tham dự cuộc họp gồm có các thành viên tổ công tác, chuyên gia địa phương và các nhóm nghiên cứu 04 lĩnh vực trọng tâm.

 

Toàn cảnh cuộc họp

 

Phát biểu khai mạc tại Cuộc họp tham vấn, ông Đinh Quang Cường cho biết, từ tháng 2 năm 2016, thông qua báo cáo Đánh giá sơ bộ khả năng chống chịu của thành phố, 4 vấn đề trọng tâm đã được xác định và triển khai nghiên cứu bao gồm: Nhà ở an toàn trước bão, lũ; Sinh kế ổn định trước cú sốc và áp lực; Phát triển đô thị thích ứng với ngập lụt và Ứng dụng công nghệ thông tin trong ứng phó bão, lũ. Theo đó, các vấn đề trọng tâm sẽ được xây dựng, đánh giá, đề xuất giải pháp để làm cơ sở cho việc xây dựng khả năng chống chịu của thành phố trong giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2030. Bản chiến lược này sẽ được Văn phòng Biến đổi khí hậu trình cho UBND thành phố phê duyệt trong thời gian tháng 7 năm 2016.

 

 

Ông Đinh Quang Cường chủ trì Cuộc họp tham vấn

 

Ông Trần Văn Giải Phóng, Phụ trách kỹ thuật ISET chia sẻ, chiến lược chống chịu do Ban Điều hành Chương trình 100RC đưa ra nhằm tạo cơ hội cho thành phố kết nối, huy động nguồn lực của các tổ chức trong và ngoài nước tăng cường khả năng chống chịu của mình. Đơn cử như Tổ chức tài chính IFC, Công ty tái bảo hiểm SwissRe là cơ hội cho thành phố tiếp cận nguồn tài chính, nguồn bảo hiểm cho thành phố. Hội thảo này sẽ nhằm đề xuất tầm nhìn về khả năng chống chịu của thành phố, xác định mục tiêu chiến lược đối với các nhóm lĩnh vực trọng tâm, đề xuất các giải pháp cần nghiên cứu và Dự thảo bố cục của chiến lược chống chịu của thành phố Đà Nẵng.

 

Tầm nhìn của Chiến lược được xác định gồm 3 nội dung: Xây dựng thành phố Đà Nẵng AN BÌNH – NĂNG ĐỘNG VÀ CÔNG BẰNG – HIỆN ĐẠI, LINH HOẠT VÀ SẴN SÀNG ỨNG PHÓ với mục tiêu đảm bảo người dân an toàn trước những cú sốc thiên tai, cấc áp lực nảy sinh, tạo cơ hội nghề nghệp, mức thu nhập của người dân và đảm bảo quy hoạch hợp lý, tính đến các kịch bản thích ứng với ngập lụt và đồng thời thiết lập hệ thống công nghệ thông tin thông minh, phòng ngừa và ứng phó sớm.

 

Bà Nguyễn Thị Kim Hà, điều phối chương tình 100RC tổng hợp các đánh giá các vấn đề của 4 lĩnh vực trọng tâm, cụ thể như sau:


Nhà ở an toàn trước bão, lũ

Sinh kế ổn định trước cú sốc và áp lực

1. Khó khăn trong tiếp cận các vốn vay ưu đãi của nhà nước và thiếu cơ chế huy động nguồn lực từ khối tư nhân và nguồn lực tại chỗ.

2. Thiếu tiêu chí chống bão khi cấp phép xây dựng.

3. Chưa có chính sách bảo hiểm nhà ở liên quan đến chống bão

4. Tại khu vực quy hoạch, nhà chủ yếu là không kiên cố, nhà tạm và thiếu giấy tờ chứng nhận vì vậy người dân không thể cải tạo và vay vốn.

5. Nhận thức người dân đối với vấn đề phòng chống bão, lũ chưa cao.

1. Nhu cầu về nhà ở, y tế, giáo dục, giao thông và không gian công cộng gia tăng đáng kể.

2. Kết nối giữa Chính quyền và Doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động và quản lý nhập cư để đảm bảo các điều kiện sinh hoạt và cư trú

3. Cần có các giải pháp thu hút đầu tư đa dạng để từ đó đồng thời thu hút các lao động trình độ cao

4. Thúc đẩy và ổn định sinh kế thông qua việc xây dựng các mô hình phát triển vùng chuyên canh trồng trọt, chăn nuôi và dây chuyền cung ứng sản phẩm (nông sản – hải sản)phù hợp của từng khu vực tiềm năng của Đà Nẵng

 

Phát triển đô thị thích ứng với ngập lụt

Ứng dụng công nghệ thông tin trong ứng phó bão, lũ

1. Với đô thị hiện trạng, Khu vực phía Nam và phía Tây Bắc thành phố (ven sông Hàn và Cu Đê) có nguy cơ ngập lụt theo các kịch bản cực đoan khí hậu. Cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp công trình, các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng hạ tầng thích ứng ngập lụt cho các khu vực này.

2. Với áp lực phát triển đô thị trong tương lai, nguy cơ thu hẹp dần các không gian nước tự nhiên, gia tăng ngập lụt. Cần có các giải pháp, cơ chế nhằm duy trì các không gian trữ nước, kết hợp phát triển đô thị một cách bền vững.

1. Nội dung dữ liệu, thông tin về bão lụt chưa được hệ thống hóa từ cấp cơ sở đến thành phố. Chưa có công cụ lưu trữ phù hợp và hỗ trợ điều hành. Cần có giải pháp hệ thống thông tin toàn diện để điều hành ứng phó với bão, lũ.

2. Phương thức và phương tiện truyền tin: Hệ thống điều hành trung tâm cũng như trang thiết bị hỗ trợ ứng phó cấp cơ sở còn thô sơ, thủ công. Cần có lộ trình đầu tư để góp phần rút ngắn thời gian cung cấp thông tin và điều hành ứng phó trong sự cố đến các cấp.

3. Cách thức quản lý: Khó khăn trong công tác cập nhật tình hình chuẩn bị ứng phó, tình hình thiệt hại sau sự cố, tình hình khắc phục ở các cấp, ngành. Cần có công cụ hỗ trợ tổng hợp dữ liệu và theo dõi theo thời gian.

 

Tại phần thảo luận, liên quan đến lĩnh vực trọng tâm 1, cần làm rõ tỷ lệ số hộ thu nhập thấp đã được bố trí nhà/số hộ thu nhập thấp. Ngoài ra, liên quan đến tiêu chí xây dựng thì đã có hay chưa tiêu chí này. Khi đã có tiêu chí thì mới đưa vào vấn đề xem xét khi cấp phép.

 

Liên quan đến lĩnh vực trọng tâm 2, cần đánh giá thêm về chất lượng việc làm, chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng... Lưu ý vấn đề quy hoạch ngành nghề theo vùng. Ngoài ra cần phải phân biệt được thuật ngữ “trình độ cao” là có kiến thức, năng lực hay là có học hàm, học vị cao.

Liên quan đến lĩnh vực trọng tâm 3, ông Võ Văn Lễ, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng thành phố có ý kiến đối với việc mở rộng hành lang thoát lũ trong bối cảnh thành phố đã quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.

 

Liên quan đến lĩnh vực trọng tâm 4, nhìn chung, về chiến lược, ông Nguyễn Tiến Quang, Phó Giám đốc VCCI Đà Nẵng nhận xét, về tầm nhìn cần ngắn gọn, phân ra mục tiêu từ tổng quát đến cụ thể. Trong mục tiêu tổng quát, cần bổ sung về yếu tố con người trong nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho người dân. Đồng thời nghiên cứu bổ sung vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, xây dựng cơ chế để huy động, khuyến khích được nguồn lực của doanh nghiệp không chỉ sau thiên tai mà còn cho công tác phòng chống trước thiên tai.

 

Nhấn mạnh về tầm nhìn của chiến lược, ông Bùi Văn Tiếng nhấn mạnh, cần cân nhắc cụm từ “Năng động và Linh hoạt”, bởi về ngữ nghĩa 2 cụm từ này giống nhau, thiếu chú trọng vào nhóm đối tượng đánh bắt xa bờ - người thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai... Cần sắp xếp lại theo 3 khía cạnh (1) Một thành phố Phát triển bền vững, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, đảm bảo an ninh – quốc phòng; (2) Một thành phố năng động và sẵn sàng hợp tác, liên kết vùng và (3) Một thành phố hiện đại và sẵn sàng ứng phó tập trung vào quy hoạch, kết cấu hạ tầng hợp lý, năng lực của một thành phố thông minh. Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Tiên Phong, Sở Khoa học Công nghệ cho rằng tầm nhìn chưa cân đối về quy mô, nhiều vấn đề chung nhưng lại quá chi tiết. Ngoài ra cần lưu ý đến vấn đề chủ thể, cụ thể là người dân, cơ sở hạ tầng, môi trường là không thể tách rời. Ông Nguyễn Việt Thành cho biết thêm, phạm vi hoạt động của các lĩnh vực chưa phù hợp với tầm nhìn chiến lược. Lĩnh vực giải quyết thì nhỏ nhưng tầm nhìn chiến lược thì quá lớn. Tầm nhìn chiến lược cũng cần đưa vào, nhưng phải có mục tiêu tổng quát của đề án cần phải đưa ra để phù hợp với phạm vi và nguồn lực của Chương trình 100RC.

 

Kết luận lại, ông Đinh Quang Cường thống nhất với các ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự cuộc họp về tầm nhìn chiến lược, về mục tiêu của Chương trình, vì vậy, cần sự hài hòa giữa tầm nhìn và mục tiêu. Đồng thời, về phía Văn phòng sẽ tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia để rà soát và điều chỉnh cho phù hợp giữa các lĩnh vực trọng tâm với chiến lược xây dựng khả năng chống chịu.

 

                                                                                                                                                             Mai Hương

 
 
 
 
 
 
 
              
 
 
 
 
 
 
Thư viện ảnh

Cần cài đặt Flash Player để xem

» All   

 
 
 
 
 
 

 

/tabid/64/default.aspx
/102_101/default.aspx
 
 
 
 
 
 
LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

Bình Định
Cần Thơ
Đà Nẵng
 
 
 
 
 
 
 
 
Trang chủ            Liên hệ             RSS            Đăng nhập