Sinh viên hiểu, Sinh viên hành động
30/09/2016 10:20:06

Nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng về chống chịu và xây dựng khả năng chống chịu của thành phố, Văn phòng Biến đổi khí hậu đã phối hợp với UBND quận Cẩm Lệ, Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng tổ chức buổi tọa đàm “Sức chống chịu của thành phố Đà Nẵng – Hiểu và Hành động” vào sáng ngày 29 tháng 9 năm 2016.

Thanh niên – sinh viên là lực lượng nòng trí thức trong việc ứng phó, chống chịu với các cú sốc và áp lực của thành phố trong tương lai. Việc nâng cao kiến thức, chia sẻ thông tin và lắng nghe ý tưởng, đề xuất của các bạn sinh viên góp phần cho việc xây dựng chiến lược chống chịu ngay từ bây giờ là rất cần thiết. Hay nói cách khác là gắn kết các bạn sinh viên ngay từ bước xây dựng chiến lược chống chịu là cách tiếp cận hiệu quả.


Buổi tọa đàm có sự tham gia của 5 khách mời: ông Đinh Quang Cường - Chánh Văn phòng về khả năng chống chịu thành phố Đà Nẵng, bà Lauren Sorkin – Giám đốc vùng Châu Á – Thái Bình Dương Chương trình 100RC, ông David Teng – Tổng giám đốc công ty sơn AkzoNobel, ông Trần Văn Giải Phóng – Chuyên gia kỹ thuật của ISET Việt Nam và ông Mike Gillooly – Chánh Văn phòng về khả năng chống chịu thành phố Christchruch, New Zealand.

 

 
Các khách mời trò chuyện tại buổi Tọa đàm.
 
Trọng tâm của buổi nói chuyện xoay quanh 2 chủ đề chính: Cú sốc và áp lực đô thị nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng; Ý tưởng giải quyết vấn đề cú sốc, áp lực cho thành phố Đà Nẵng. Trong đó các vấn đề được quan tâm nhất là: Các cú sốc, áp lực đối với đô thị nói chung và tp Đà Nẵng nói riêng; Những cú sốc, áp lực này ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; Thành phố Đà Nẵng đã có những hành động, sáng kiến gì để giải quyết những cú sốc, áp lực và hiệu quả đem lại ra sao; Sinh viên, học sinh có vai trò, đóng góp như thế nào vào việc xây dựng khả năng chống chịu của thành phố… Theo bà Lauren Sorkin, chống chịu là năng lực của các cá nhân, cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp và các hệ thống trong thành phố trong việc tồn tại, thích nghi và tiếp tục phát triển dù cho phải đối mặt với các áp lực cố hữu và cú sốc cấp tính. Về phía thành phố Đà Nẵng, các vấn đề cú sốc và áp lực mà thành phố Đà Nẵng đang phải đối mặt đó là bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, các vấn đề về nhà ở và sinh kế.
 
Trả lời cho câu hỏi các giải pháp thành phố Đà Nẵng đã và đang thực hiện để tăng cường khả năng chống chịu, các khách mời chia sẻ: Thành phố cũng đã có khá nhiều những giải pháp để chống chịu lại các cú sốc và áp lực, trong đó phải kể đến việc công bố Chiến lược xây dựng khả năng chống chịu của thành phố vào ngày hôm qua. Ngoài ra, trong năm 2016, công ty AkzoNobel cũng đã tiếp tục hỗ trợ thành phố tăng cường khả năng chống chịu cho cộng đồng, bằng việc sơn sửa các công trình cộng đồng và nhà chống bão cho các hộ gia đình nằm trong khu vực dễ bị tổn thương do thiên tai (Hòa Vang, Liên Chiểu). Song song với đó, thành phố cũng tiến hành thí điểm ứng dụng công cụ Quản lý rủi ro (Crisis Management System – CMS) trong điều hành ứng phó với lũ lụt và ứng dụng VCAP để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương nhà ở cộng đồng do bão.
 
Bên cạnh đó, những vấn đề được các bạn sinh viên quan tâm nhất là: Những vấn đề mà hiện nay thành phố Đà Nẵng đang phải đối mặt là gì; Những cú sốc và áp lực đối với các thành phố phát triển và đang phát triển có gì giống và khác nhau; Sinh viên, học sinh có đóng góp ra sao vào việc xây dựng khả năng chống chịu của thành phố. Đối với vấn đề này, vai trò của các bạn sinh viên đặt ra là rất lớn, khi mà giới trẻ chính là động lực làm cho sự xoay chuyển tình hình biến đổi khí hậu khả dĩ có chiều hướng tốt hơn. Đó là nguồn sáng tạo, hình thành tư duy mới nhằm kìm hãm những tiêu cực của thời tiết cực đoan, tránh khỏi thảm họa thiên tai. Ngày nay, những người thuộc lứa tuổi từ 15 đến 24 chiếm một phần sáu dân số thế giới (khoảng 1 tỷ người). Phần lớn trong số này hiện đang sinh sống tại các nước đang phát triển. Giới trẻ ngày nay nhìn chung có sức khỏe tốt hơn, được học hành tốt hơn và có nhiều kỹ năng hơn. Công nghệ đã đi sâu vào đời sống, giúp họ có khả năng tương tác với thế giới xung quanh tốt hơn. Chính vì vậy, vai trò của giới trẻ trong công tác chống chịu với biến đổi khí hậu là cực kỳ quan trọng.
 
Để thể hiện sự hiểu biết và quan tâm của mình đối với vấn đề chống chịu, các bạn sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng đã diễn 1 vở kịch với đề tài biến đổi khí hậu mang tên “Romeo & Juliet: Chuyện tình giữa tâm bão” được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên vô cùng nổi tiếng “Romeo & Juliet”. Câu chuyện đã thu hút được rất nhiều sự chú ý, quan tâm và ủng hộ từ các vị khách mời lẫn các bạn sinh viên tham gia buổi tọa đàm. Câu kết của vở kịch thể hiện sự quyết tâm của các bạn sinh viên nói riêng và bạn trẻ nói chung để xây dựng khả năng chống chịu cho thành phố “Cùng nhau, tuổi trẻ chung tay xây dựng thành phố Đà Nẵng yên bình, thân thiện môi trường và có sức chống chịu”.
 
 
Sinh viên chụp hình lưu niệm với các vị khách mời tại buổi Tọa đàm.
 
Đây là hoạt động khởi đầu cho chuỗi sự kiện nâng cao nhận thức, chuyển biến từ nhận thức thành hành động cho các bạn đoàn viên thanh niên. Thông qua những hoạt động thiết thực này, chúng tôi mong rằng các bạn sinh viên nói riêng và người dân Đà Nẵng nói chung sẽ có cái nhìn đúng hơn về biến đổi khí hậu để cùng chung tay góp phần xây dựng khả năng chống chịu của thành phố nhằm giải quyết các vấn đề đầy thách thức hiện nay mà thành phố đang phải đối mặt.
 
                                                                                                   Quang Thành - Mai Hương
 
 
 
 
 
 
 
 
              
 
 
 
 
 
 
Thư viện ảnh

Cần cài đặt Flash Player để xem

» All   

 
 
 
 
 
 

 

/tabid/64/default.aspx
/102_101/default.aspx
 
 
 
 
 
 
LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

Bình Định
Cần Thơ
Đà Nẵng
 
 
 
 
 
 
 
 
Trang chủ            Liên hệ             RSS            Đăng nhập