Nhằm giới thiệu các nội dung , kinh nghiệm về phát triển công trình xanh của quốc tế; định hướng cơ chế ưu đãi, giải pháp thúc đẩy phát triển công trình xanh ở Việt Nam, Bộ Xây dựng phối hợp với Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức Hội thảo “Chiến lược xanh và định hướng ưu đãi phát triển công trình xanh” vào sáng ngày 05/10/2016 tại khách sạn Minh Toàn Galaxy thành phố Đà Nẵng.
Tham gia hội thảo có ông Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường – Bộ Xây dựng, ông Thái Ngọc Trung – Phó Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng cùng đại diện các sở, ban, ngành thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận, cũng như đại diện các nhà thầu, chủ đầu tư quan tâm đến vấn đề công trình xanh.
Ông Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường – Bộ Xây dựng phát biểu khai mạc hội thảo.
Vậy công trình xanh là gì? Công trình xanh - do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) đưa ra - nhằm nói đến những công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.
Tại Việt Nam, có những chứng nhận công trình xanh phổ biến được áp dụng là LEED (Mỹ), LOTUS (Việt Nam) và mới đây là chứng chỉ EDGE do tổ chức IFC xây dựng. Các chứng chỉ trên đều có 5 nhóm tiêu chí chính, bao gồm địa điểm bền vững, tiết kiệm năng lượng & nước, sử dụng vật liệu bền vững & chất lượng môi trường trong công trình. Tuy nhiên, EDGE cung cấp bộ phần mềm đơn giản, miễn phí để người sử dụng lựa chọn các giải pháp kỹ thuật “xanh” và mức chi phí phát sinh tương ứng, cũng như thời gian hoàn vốn của công trình và các tiêu chí tiết kiệm về năng lượng, nước cũng dễ chấp nhận hơn tại thị trường Việt Nam.
Tại hội thảo, ông Trịnh Tùng Bách cũng đã chia sẻ về những lợi ích xanh cũng như những bài học kinh nghiệm từ Capital House. Theo ông Bách, Capital House xin xét đạt chứng chỉ EDGE vì các lý do sau: Đây là chứng chỉ mang tính toàn cầu, dễ dàng tiếp cận, phù hợp với giai đoạn đầu của dự án; chứng chỉ này cũng được xây dựng dành cho các thị trường đang phát triển cũng như gắn liến với mục tiêu sử dụng tài nguyên hiệu quả. Ông Bách cũng chia sẻ thêm, hiệu quả đạt được của Capital House sau khi đã đạt chứng chỉ về công trình xanh EDGE là rất đáng vui mừng, với các mức tiêu thụ như sau: giảm được 26 – 28% mức năng lượng tiêu thụ, 27% lượng nước sử dụng và 30% năng lượng sản xuất vật liệu.
Cũng tại buổi hội thảo, các cơ quan chuyên môn, Sở ban ngành, doanh nghiệp có mong muốn được giới thiệu về các chính sách liên quan đến công trình xanh nhiều hơn nữa, đồng thời sớm ban hành cơ chế khuyến khích áp dụng các chứng chỉ về công trình xanh nhằm hướng tới xây dựng thành phố môi trường, phát triển bền vững và sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu. Đại diện Bộ Xây dựng, IFC, Sở Xây dựng cam kết hỗ trợ doanh nghiệp về kỹ thuật để các công trình sớm nhận được chứng chỉ công trình xanh, hướng tới xây dựng thương hiệu cho các công trình, mà thành phố Đà Nẵng có thể là thành phố tiên phong.
Cùng với BEA, Văn phòng Biến đổi khí hậu mong rằng các hoạt động của Chương trình này sẽ được kết nối, mở rộng, để thành phố Đà Nẵng sớm xây dựng thành công, trở thành thành phố môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu, mà đã được Lãnh đạo thành phố thông qua tại Chiến lược Chống chịu của thành phố Đà Nẵng.
Cần cài đặt Flash Player để xem
» All
-Hướng dẫn chèn nhà chống bão
-Climate Change Animation -Climate change, energy & action
-The World's First CRO SUMMIT 100RC